Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Tác dụng và sử dụng củ tam thất bắc thể nào cho tốt

Bên cạnh khả năng phòng chống ung thư và giải trử các loại độc tố ra bên ngoài cơ thể thông qua hệ bài tiết thì củ tam thất còn có những công dụng tuyệt vời khác đặc biệt trong đông y cổ truyển cũng như y học hiện đại ngày nay.
Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng loại củ này có khả năng bổ huyết rất tốt cho những bà mẹ mới sinh con bị mất nhiều máu, phòng ngừa da xanh tái do thiếu chất và giúp cân bằng âm dương trong cơ thể tránh hiện tượng phong hàn do khí lạnh.
Những thông tin cần biết về củ tam thất bắc


Đa phần thì củ tam thất bắc đều có hình con quay hay hình thoi, độ dài trung bình là khoảng 3cm, đường kính trung bình 1.5cm, không phân nhánh, đầu củ sần sùi, thành nhiều mấu, có nhiều vết vằn dọc theo hết củ, vỏ ngoài cứng mầu xám hoặc xám đen (dạng sống) sau chuyển màu đen (dạng sơ chế), ruột đặc màu xám, chắc nặng, vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm nhẹ. Cắt ngang củ thì sẽ thấy được phần thịt màu xám xanh. Nếm một tý sẽ có cảm giác vị đắng hơi ngọt kèm theo một ít mùi thơm.
Những tác dụng của nụ tam thất

PGS.TS Phùng Hòa Bình cho biết, theo y học cổ truyền thì tam thất bắc có vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau....
  • Tam thất có tác dụng bổ dưỡng: tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch.
  • Kích thích tâm thần, chống trầm uất.
  • Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong nụ tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy.
  • Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm. Bột tam thất rắc giúp cầm máu nhanh các vết thương.
  • Giảm sinh khối u, do đó ăn tam thất làm giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
Sử dụng tam thất như thế nào? 


- Dùng sống củ được nghiền nhỏ thành bột, dạng lát cắt ngậm, nhai, hoặc mài với nước uốn
- Dùng chín trong những trường hợp thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau khi đẻ.
Sử dụng với liều lượng ra sao thì đủ?

Theo PGS.TS Phùng Hòa Bình, tam thất bắc có vị đắng, ngọt và tính hơi ôn: Đối với những người bình thường và sử dụng để chữa u nếu cơ địa hoàn toàn bình thường không quá nóng và không quá lạnh thì có thể dùng tam thất thường xuyên.
Đối với những người quá nóng thì có tác dụng bất lợi là nếu uống trong thời gian dài có thể gây ra phản ứng mẫn cảm gây ngứa, mụn nhọt hoặc dị ứng... tam that nam chua benh gi trong trường này dùng tam thất tùy theo cơ địa.
Tránh dùng tam thất bắc trong những trường hợp sau

- Đối với thai phụ
- Những người khi đang chảy máu
- Thận trong khi cho trẻ em sử dụng
- Khi bị tiêu chảy, có nguy cơ gây tử vong
Chia sẻ những bài thuốc đông y có thành phần từ tam thất bắc
- Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): Ngày uống 5 g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.
- Phòng và chữa đau thắt ngực: Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.
- Đau thắt ngực do bệnh mạch vành: Tam thất 20g, đan sâm 20g sắc uống hoặc lấy nước nấu cháo. Ăn liên tục trong vài tháng.
- Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.
- Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.
- Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.
- Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống.

Với các vết thương hở bên ngoài thì tác dụng tam thất giúp cầm máu và chống nhiễm trùng cực công hiệu nên khi bị chấn thương thì người xưa đã biết dùng loại củ này để cho mau khỏi. Do ngày trước còn hiếm nên thường chỉ có các bậc vua chúa mới có thể dùng nhưng giờ đây cây được trồng rộng rãi tại các vùng núi của nước ta nên con người có nhiều điều kiện tiếp cận để chăm sóc sức khỏe của mình hơn trước. Hoa cùng với củ đều được dùng làm pha trà mỗi ngày khi kết hợp với nấm lim xanh là một điều rất tuyệt vời.
Thông tin có thể xem http://tinsuckhoedoisong.com để biết rõ hơn về loại thảo dược này.